Chùa Pháp Hoa tọa lạc tại số 229/24B đường Thích Quảng Đức, phường 4, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8441553. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa do Hòa thượng Thích Đạo Thanh, khai sáng năm Mậu Thìn (1928). Ngài đã trùng tu chùa vào năm 1932. Do hạnh nguyên trồng rau, bốc thuốc cứu dân độ thế của ngài nên được người đời tới lui đông đảo. Ngài viên tịch năm 1962.Trước đây, chùa chỉ có mái tranh, vách ván, được xây dựng tại vùng thôn quê thuộc ấp Đông Sơn Nhì, xã Phú Nhuận, quận Tân Bình, tỉnh Gia Định, nay là phường 4, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Hòa thượng Thích Như Niệm trụ trì đã trùng tu lần thứ hai vào năm 1965, xây tháp Đa Bảo cao 32m vào năm 1990; đại trùng tu ngôi chánh điện vào 2 năm 1993 – 1994 với quy mô hiện đại.
Hòa thượng Thích Như Niệm đương nhiệm là Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Trưởng Ban Trị sự Phật giáo TP. Hồ Chí Minh kiêm Trưởng Ban Từ thiện Xã hội Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh.
Chánh điện được bài trí tôn nghiêm. Chùa có nhiều pho tượng Phật, Bồ tát cổ.
Từ năm 1989, chùa đã mở phòng khám từ thiện Tuệ Tĩnh đường. Hiện nay, chùa đặt văn phòng Ban điều hành hệ thống Tuệ Tĩnh đường Phật giáo TP. Hồ Chí Minh, phòng khám bệnh từ thiện miễn phí thành phố, và văn phòng Ban Đại diện Phật giáo quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.
Chùa do Hòa thượng Thích Đạo Thanh, khai sáng năm Mậu Thìn (1928). Ngài đã trùng tu chùa vào năm 1932. Do hạnh nguyên trồng rau, bốc thuốc cứu dân độ thế của ngài nên được người đời tới lui đông đảo. Ngài viên tịch năm 1962.Trước đây, chùa chỉ có mái tranh, vách ván, được xây dựng tại vùng thôn quê thuộc ấp Đông Sơn Nhì, xã Phú Nhuận, quận Tân Bình, tỉnh Gia Định, nay là phường 4, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Hòa thượng Thích Như Niệm trụ trì đã trùng tu lần thứ hai vào năm 1965, xây tháp Đa Bảo cao 32m vào năm 1990; đại trùng tu ngôi chánh điện vào 2 năm 1993 – 1994 với quy mô hiện đại.
Hòa thượng Thích Như Niệm đương nhiệm là Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Trưởng Ban Trị sự Phật giáo TP. Hồ Chí Minh kiêm Trưởng Ban Từ thiện Xã hội Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh.
Chánh điện được bài trí tôn nghiêm. Chùa có nhiều pho tượng Phật, Bồ tát cổ.
Từ năm 1989, chùa đã mở phòng khám từ thiện Tuệ Tĩnh đường. Hiện nay, chùa đặt văn phòng Ban điều hành hệ thống Tuệ Tĩnh đường Phật giáo TP. Hồ Chí Minh, phòng khám bệnh từ thiện miễn phí thành phố, và văn phòng Ban Đại diện Phật giáo quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.
Hòa Thượng Thích Như Niệm - chủ trì chùa
Lạc thành bộ thạch kinh Pháp Hoa đầu tiên Việt Nam
Sau đó, các Phật tử Lê Thành Đức và Thanh Nguyên báo cáo quá trình xây dựng công trình với chi phí gần 900 triệu đồng, là công trình xuất phát từ tâm thành của nhóm Phật tử chùa Pháp Hoa bằng việc tái hiện những tạng kinh Phật với hình thức giúp Phật tử dễ tiếp cận những lời vi diệu của đức Thế Tôn.
Nhân dịp lễ khánh thành, ông Võ Văn Tường, Thường trực Hội đồng Biên tập Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã phát biểu công bố kỷ lục, trao giấy xác lập kỷ lục và cúp lưu niệm kỷ lục Bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa khắc trên đá đầu tiên tại Việt Nam đến Hòa thượng Thích Như Niệm.
Bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa được các Phật tử Lê Thành Đức, và Thanh Nguyên cùng nhóm Phật tử chùa Pháp Hoa thực hiện trong 6 tháng, từ tháng 4 đến tháng 9-2010.
Toàn cảnh lễ lạc thành thạch kinh Pháp Hoa
HT. Thích Như Niệm phát biểu khai mạc
Phật tử Lê Thành Đức, Phó Tổng giám đốc Công ty CP-TM Dầu khí Petechim báo cáo quá trình xây dựng thạch kinh
Phật tử Nguyên Thanh báo cáo kinh phí xây dựng
Ông Võ Văn Tường công bố kỷ lục
Các Phật tử đã đặt mua 70 m2 đá grannit đen khổ lớn từ Ấn Độ và 40 tấn đá trắng vân mây từ Thanh Hóa và mời nhiều nghệ nhân, thợ điêu khắc đến từ Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Đà Nẵng tham gia thực hiện. Bộ kinh gồm 20 phiến đá grannit bao bọc khung bê tông với chiều dài 14,5m; rộng 4m và cao gần 10m, thiết kế như những trang sách mở.
Từng trang 2 mặt đá được cách nhau bởi 6 cột đá trắng vân mây, cao 4m, đường kính 0,35m, có đầu cột là hình tượng đầu dơi biểu tượng chữ Phúc; đế cột được thiết kế là những bông sen đang nở, biểu tượng cho sự thanh cao, thanh tịnh.
Bản kinh Diệu Pháp Liên Hoa gần 70.000 chữ Việt được sắp xếp bố cục hài hòa, chữ màu trắng khắc trên nền đen của đá grannit. Viền bao các tấm đá là các khung bia bằng đá trắng vân mây khắc các hoa sen cách điệu thời Lý. Mái che cho toàn bộ công trình được đúc bằng bê tông cốt sắt, phần mái bằng đá trắng vân mây khắc hình vảy rồng, đỉnh mái là bức thủ quyển ghi : “Kinh Diệu Pháp Liên Hoa”.
Toàn bộ công trình Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đứng trên cánh đồng sen mềm mại được ghép từ 12 tấm đá trắng vân mây với chiều dài gần 30m. Bốn góc bệ đá là bốn vị Thiên Vương trấn giữ bộ kinh. Đây là công trình được thực hiện công phu, tinh tế, tôn nghiêm ở sân trước chùa Pháp Hoa.
TT Phim ảnh và Tư liệu PG Sen Việt
No comments:
Post a Comment